Trường ĐH Tôn Đức Thắng: 98 công trình nghiên cứu, 188 tác giả tham gia Hội nghị quốc tế

08/12/2022 13:52

​​​​​​​Ngày 8/12, Hội nghị quốc tế về Các giải pháp công nghệ tiên tiến-lý thuyết và ứng dụng lần thứ 7, năm 2022 (The 7th International Conference on Advanced Engineering-Theory and Applications: AETA 2022) đã chính thức khai mạc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU).

  • 13:52 ,08/12/2022

TS. Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng tặng hoa cám ơn các nhà tài trợ Hội nghị.

​​​​​​​Ngày 8/12, Hội nghị quốc tế về Các giải pháp công nghệ tiên tiến-lý thuyết và ứng dụng lần thứ 7, năm 2022 (The 7th International Conference on Advanced Engineering-Theory and Applications: AETA 2022) đã chính thức khai mạc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU).

 

Theo TS. Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Hội  AETA được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 bởi TDTU và ĐH Kỹ thuật Ostrava. Sau hơn gần 1 thập kỷ không ngừng phát triển, nay 1 lần nữa hội thảo lại được tổ chức  lần 7 tại TDTU. Sứ mệnh của AETA là bền vững tạo nên các cơ hội đặc biệt để các giáo sư, chuyên gia trong ngành trao đổi các kinh nghiệm quý giá cũng như nuôi dưỡng các nghiên cứu trong ngành.

TS. Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng phát biểu khai mạc Hội nghị.

Năm nay, hội thảo thu hút 98 bài báo bởi 188 tác giả đến từ nhiều quốc gia. Trong đó nhiều bài báo tập trung vào phát triển bền vững cũng như chuyển đổi số bao gồm AI, hệ thống lái tự động, hệ thống giao tiếp thông minh, năng lưỡng xanh, tiết kiệm năng lượng... Đây cũng là những chủ đề phù hợp với sứ mệnh của TDTU - nghiên cứu, sáng tạo để phát triển bền vững.

Đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm.

Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/12/2022, AETA 2022 là hội nghị đầu tiên do TDTU tổ chức diễn ra với hình thức trực tiếp sau đại dịch Covid-19. Các công trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề lý thuyết và ứng dụng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia: Kỹ thuật điện, Điều khiển và Tự động hóa, Điện tử viễn thông, Khoa học máy tính và Cơ khí.

Trong đó, đáng chú ý là ứng dụng các công nghệ robot tiên tiến cho việc chế tạo du thuyền, cải thiện hiệu năng của mạng 5G bằng các mặt phản xạ thông minh, hoạch định hệ thống lưới điện của tỉnh Bến Tre bằng phương pháp mới, thiết kế các cửa trượt tự động cho buồng áp lực âm, áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, học máy để tối ưu sự suy hao trong truyền tải điện từ nguồn năng lượng tái tạo, thiết kế và chế tạo các robot leo cây...

 

Như Ý

Theo Tạp chí điện tử Tạp chí Khoa Học Phổ Thông online

Dành cho doanh nghiệp